Thiền về sự nhận thức (bản In 2022)

Thiền sư Henepola Gunaratana
Lê Kim Kha dịch

thien-ve-su-nhan-thuc.png (186 KB)

 

Trích lời tựa

Con-đường dẫn tới sự giải-thoát cuối cùng có thể được hiểu như một tiến-trình trong đó chúng ta tu học để nhận thấy “những sự nhận-thức sai lệch sai lầm” đúng như chúng thực là, và thay thế chúng bằng “những nhận-thức đúng đắn”. Đây là một dự án đòi hỏi sự tu tập công phu của người tu tâm, nhưng những bài giảng của Đức Phật đã cung cấp cho chúng ta những cột-mốc hướng dẫn về những loại nhận-thức mà chúng ta cần phải tu tập, phát triển. Những sự nhận-thức (tưởng, saññā) này cũng đồng thời là những sự quán sát, quán xét, quán niệm. Thực vậy, chữ quán sát trong tiếng Pali thường là chữ anupassanā, nghĩa gốc là sự nhìn-thấy (passanā) cận sát và tái tục lặp lại (anu). Trong sự tu tập này là sự nhìn thấy cận sát và lặp đi lặp lại liên tục đến khi thành thục, đến khi đạt tới sự nhìn-thấy thấu tỏ tức sự minh-sát (vipassanā)—là “một loại sự-thấy biết đặc biệt”. Và chính sự minh-sát đó dẫn tới loại trí-tuệ của con-đường vượt khỏi thế giới (siêu thế), đưa đến kết quả là sự giải-thoát cuối cùng.

Trong số những bộ kinh thời Phật giáo Tiền thân, sự nhấn mạnh về việc tu tập “sự nhận-thức đúng đắn” xuất hiện nổi bật nhất tron Bộ Kinh Tăng Chi (AN), tức Tăng Chi Bộ Kinh; đây là bộ kinh có các Quyển được xếp theo mô hình số tăng, từ Quyển Một cho tới Quyển Mười Một. Một số loạt bài kinh ở các chương sau của bộ kinh này đã nêu bật vai trò của việc tu tập để chuyển hóa sự nhận-thức là cách tạo điều-kiện cho việc chứng ngộ Niết-bàn. Loạt bài kinh này bắt đầu từ Quyển Năm, trong đó Đức Phật đã đưa ra 02 nhóm ‘05 nhận-thức’, và Phật nói “nếu được tu tập và phát triển, chúng sẽ mang lại kết quả và lợi ích lớn lao, dẫn tới đỉnh cao là sự bất tử, có sự bất tử là chung cuộc của chúng” (kinh AN 5:61, 5:62). Trong Quyển Bảy, chúng ta lại gặp lại hai bộ ‘07 nhận-thức’ dẫn tới đỉnh cao là sự bất tử (kinh AN 7:48, 7:49), và cũng có như vậy trong Quyển Chín (kinh AN 9:16) và Quyển Mười (AN 10:56–57).

Trong truyền thống Phật giáo Trưởng Lão Bộ (Theravāda) đang thịnh hành, bài kinh được biết đến nhiều nhất trong số những bài kinh nói về chủ đề “tu tập chuyển hóa sự nhận-thức” là kinh Girimānanda Sutta (AN 10:60). Trong bài kinh này Đức Phật đã dạy về 10 loại nhận-thức, mà thực ra đó là 10 cách thức quán-niệm. Phật không chỉ chỉ liệt kê chúng ra—như Phật đã làm trong những bài kinh ngắn khác mới nói trên—mà Phật cũng giảng giải mỗi loại nhận-thức theo cách thực hành, tu tập. Do vậy bài kinh này có thể được coi là một bài biên tập tóm gọn về những chủ-đề thiền. Nhưng bài kinh Girimānanda Sutta cũng được sự phổ biến vì một lý do khác: bởi nó cũng được Đức Phật nói ra như một dạng “kinh phòng-hộ” (paritta). Như một nguồn dẫn những phúc lành đối với bài kinh, Đức Phật đã giảng 10 sự nhận-thức đó vì lợi lạc cho một vị Tỳ kheo đang bệnh nặng tên là Tỳ kheo Girimānanda, người được tả là “đang bệnh nặng như sắp chết”, có lẽ đang trên bờ vực cái chết. Và chúng ta được kể lại rằng, vào lúc kết thúc bài kinh, sau khi Tỳ kheo Girimānanda đã học được 10 sự nhận-thức đó, vị ấy đã thực sự hồi phục khỏi bệnh.

 

NỘI DUNG SÁCH:

Thiền về sự nhận thức